Thật đáng tiếc cho một nữ doanh nhân từng là tố giác tội phạm thành phạm tội chỉ vì sự ảo tưởng quyền lực ảo trên mạng.
Năm 2021, nữ CEO nổi lên như một hiện tượng mạng khi dám đứng lên tố cáo ông “thần y” Võ Hoàng Yên lừa đảo. Bên cạnh đó bà Nguyễn Phương Hằng và Công ty CP Đại Nam cũng thường xuyên thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện giúp đỡ cho rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Trong các nội dung bà Hằng thông tin, cũng phần nào làm sáng tỏ những góc khuất, giúp cùng cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi sai phạm của một số cá nhân.
Năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng được nhiều người tung hô như người hùng
Tuy nhiên, sau khi được xem là “người hùng” trong mắt một bộ phận không nhỏ CĐM thì bà Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng đó của bản thân, sử dụng mạng xã hội tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp (livestream) nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân và tổ chức gây bức xúc trong dư luận. Không những vậy, khi được nhắc nhở nữ CEO còn tỏ thái độ thách thức. Trong quá trình điều tra, bị can có thái độ không hợp tác, coi thường pháp luật.
Dù được cảnh báo nhưng nữ CEO không ăn năn hối lối mà còn lên tiếng thách thức cơ quan chức năng
Và kết cục dường như được dự đoán từ trước, mới đây, nữ CEO Đại Nam bị cơ quan chức năng bắt giữ vào ngày 24/03/2022. Việc được tung hô quá mức, tâng bốc quá đà dẫn đến việc Phương Hằng đã quá ảo tưởng về “quyền lực mạng” của mình, chà đạp lên những cảnh báo, thậm chí cợt nhả cả với hình thức phạt hành chính, để rồi tự đẩy mình vào vòng lao lý.
Ngày 24/03/2022 bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt giữ
Thế nhưng, có không ít người lại thích cách “chửi bậy” của bà Nguyễn Phương Hằng như vậy trên mạng xã hội, thậm chí họ còn coi Phương Hằng là thần tượng. Hậu quả là sau những cuộc livestream của nữ chủ nhân Đại Nam ở trên CĐM xuất hiện rất nhiều hội nhóm ủng hộ Phương Hằng, chửi bới, công kích nhóm khác không ủng hộ, dẫn đến hiện tượng thu thập trái phép thông tin cá nhân để tố cáo nhau trên mạng; thậm chí tấn công một số trang báo đưa tin phê phán hiện tượng phát ngôn bừa bãi của Phương Hằng. Từ những mâu thuẫn trên mạng xã hội, nhiều người đã tìm gặp, ẩu đả lẫn nhau ở ngoài đời thực gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội.
Cơ quan chức năng kịp thời vào cuộc để ngăn chặn
Thế kỷ 21, chứng kiến sự bùng nổ của “quyền lực mềm” trên mạng xã hội. Việc nổi tiếng, được tung hô khiến nhiều người mờ mắt. Mạng thì ảo nhưng hậu quả thì thật. Không ai có thể đứng trên luật pháp dù ở cương vị nào. Vụ việc Phương Hằng bị tạm giam, khởi tố lần này là một bài học quý giá cho tất cả những ai đang sử dụng mạng xã hội nói chung, cũng như phát ngôn trên mạng xã hội nói riêng. Khi đã phát ngôn công khai trên không gian mạng, công khai trước công chúng thì phải chịu trách nhiệm xã hội và trách nhiệm pháp lý về các phát ngôn của mình.
Sự thật, việc thật từ bà Nguyễn Phương Hằng hy vọng là bài học cảnh tỉnh cho nhiều người
Hy vọng, từ sự việc người thật, việc thật này của “nữ đại gia kim cương” sẽ không còn những người tự cho mình là “đấng cứu thế” trên mạng xã hội. Ðây là bài học cảnh tỉnh cho những người ảo tưởng sức mạnh của “quyền lực mạng”. Bởi vậy, những người tham gia mạng xã hội, nhất là giới trẻ cần lấy đây làm bài học, đừng vì cuốn theo những tranh cãi, tranh luận, và quyền lực ảo trên mạng để dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Bài viết liên quan
- TOP 5 ca sĩ cát-sê cao nhất Việt Nam, một cái tên gây bất ngờ
- Trước khi ly hôn, con trai ghé vào tai tiết lộ một bí mật, tôi hoang mang đến mất ngủ cả đêm
- Lộ clip Đàm Vĩnh Hưng bị ngã ở nhà tỷ phú Mỹ, nhân chứng sống tuyên bố cứng rắn trước khi ra tòa
- Chị dâu bất ngờ biếu mẹ tôi 1 tỷ làm cả nhà kinh ngạc
- Vụ cầu hôn rồi sát hại bạn gái: Nghi phạm đã có vợ và 3 con