Sau 5 trận vắng mặt, Công Phượng trở lại danh sách đăng ký thi đấu khi Yokohama FC đối đầu Nagoya ở vòng 3 J.League Cup. Tuy nhiên t.iền đạo sinh năm 1995 ngồi dự bị và được vào sân phút 41.
Chưa kịp tạo dấu ấn, Công Phượng đã bị thay ra ngoài phút 57 nhường vị trí cho đồng đội khác.
Theo đó, t.iền đạo đến từ Việt Nam đã dính chấn thương bắp chân. Đây là lý do khiến chân sút này không có trận đấu tốt. Việc dính chấn thương vào thời điểm quan trọng này rất đáng tiếc với Công Phượng. Chấn thương cũng khiến chân sút từng là số 1 của đội tuyển Việt Nam không nằm trong danh sách của HLV Kim Sang-sik 2 trận vừa qua ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026.
Mới đây, CLB Yokohama của Nhật Bản đã cập nhật thông tin mới Công Phượng, nhưng lại không liên quan đến chuyên môn bóng đá.
Cụ thể, trang mạng xã hội chính thức của Yokohama FC đăng tải một đoạn video riêng về Công Phượng – trong vai trò một nhân viên pha chế cà phê. Đây được cho là một hoạt động quảng bá hình ảnh cho một dòng sản phẩm cà phê có sự hợp tác với t.iền đạo này.
Ngược lại quá khứ năm 2016, người hâm mộ bóng đá cũng từng hụt hẫng khi Công Phượng thi đấu cho CLB Mito Hollyhock ở J.League 2 nhưng lại đi phát tờ rơi trên phố trong trang phục của đội bóng.
Việc cầu thủ xuất ngoại làm “đại sứ hình ảnh” là chuyện hết sức bình thường, cũng không có sai và đúng. Chỉ là, người hâm mộ tiếc nuối khi ngôi sao một thời lại vắng bóng trên sân?
Nhưng nhìn một cách tích cực, đây có thể xem là một bước đi mới mang tên “hướng đi làm kinh tế”, tìm cái mới trong cái khó của Công Phượng. Như đề cập, Công Phượng đã hợp tác với Yokohama FC để mở chuỗi phân phối các sản phẩm gia dụng bao gồm: cốc nước, tạp dề, thùng đựng đồ, lót cốc cà phê. Các sản phẩm đều in hình hoa sen.
Được biết, tại Yokohama FC hiện tại, lương của Công Phượng rơi vào mức 5 tỉ đồng/mùa. Con số này còn thuộc diện thấp, bởi các cầu thủ chủ chốt của Yokohama nhận từ 5-10 tỉ đồng/năm. Thực tế, ở t.uổi 27-28, Công Phượng không quá bận tâm vào chuyện thu nhập từ đá bóng. Bởi vốn dĩ trước đó, riêng mức lương khi làm cầu thủ của Công Phượng đã giúp cầu thủ Nghệ An có một cuộc sống đủ đầy.
Trước đó, khi bắt đầu xuất ngoại với chơi cho Mito Hollyhock, Công Phượng nhận lương 3.000 USD/tháng (67 triệu đồng). Ở lần xuất ngoại thứ 2 với việc khoác áo Incheon United của Hàn Quốc, Công Phượng nhận khoảng 10.000 USD/tháng (khoảng 230 triệu đồng lúc bấy giờ).
Sau đó, khi còn thi đấu tại Bỉ, Công Phượng được cho là kiếm về khoảng 20.000 euro/tháng (gần 500 triệu đồng/tháng). Khi được TP.HCM mượn, nhiều nguồn tin nói rằng cầu thủ này nhận được khoảng 120 triệu đồng/tháng. Lương của Công Phượng ở HAGL không được tiết lộ, nhưng có thể rơi vào 40 triệu đồng/tháng.
Cũng nhờ việc là một cầu thủ thuộc diện đáng chú ý nhất Việt Nam trong khoảng 10 năm qua, Công Phượng có thêm nguồn thu lớn từ việc đóng vai trò quảng cáo cho các thương hiệu nổi tiếng, từ hàng không, dầu gội đầu, đồng hồ, nước khoáng, thời trang…
Không chỉ có bóng đá, Công Phượng còn mát tay với nghề kinh doanh. Anh đã sở hữu một thương hiệu thời trang chuyên về những thiết kế áo phông năng động trẻ trung. Cầu thủ người Nghệ An còn chung vốn cùng đồng đội cũ là Trần Hữu Đông Triều mở một quán bánh tráng thịt heo. Tháng 7/2019, anh thành lập công ty mang tên Công ty TNHH Thương mại Tiếp thị Thể thao PM, chuyên hoạt động trong mảng quảng cáo và hoạt động thể thao.
Đam mê của Công Phượng ngoài bóng đá chính là cà phê. Từ năm 2017, Phượng đã từng bước “lấn sân” kinh doanh chuỗi cà phê, với quán CP10 tại Gia Lai. 1 năm sau, anh mở chi nhánh thứ 2 ở Hà Nội (hiện tại đã bán hết cổ phần quán này). Sau đó, anh lại tham gia vào kinh doanh quán cà phê Ông Bầu, nhượng quyền từ chuỗi thương hiệu của Bầu Đức.
Bài viết liên quan
- Hoà Minzy có phản ứng gì trước màn quỳ gối trao nhẫn của Văn Toàn?
- Quang Linh không chấp nhận Lôi Con là con, nói thẳng 1 điều mối quan hệ hiện tại
- Danh tính cô giáo THPT Thạch Bàn thân mật với nam sinh trong lớp học
- Phương Lan – Phan Đạt bất ngờ thông báo dừng lại sau 1 năm kết hôn, sốc toàn tập
- Tôi cùng bồ ở khách sạn gặp vợ đang vui bên mối tình đầu