Buổi sáng đầu tiên của ngày Quốc tang, lễ viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chính thức được tổ chức. Nhiều người dân không ngại đường xa, có mặt từ rất sớm ở Nhà tang lễ để tiễn đưa vị lãnh đạo đáng kính.
Sáng 25/7, tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang. Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), ngay từ sáng sớm đã có rất đông người dân đứng bên ngoài chờ đợi được vào viếng. Để đảm bảo an ninh, an toàn Lễ Quốc tang trong 2 ngày (25 và 26/7), Công an Hà Nội đề nghị người dân quét mã QR Thẻ căn cước/căn cước công dân khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo đó, công dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cần mang theo Thẻ căn cước/căn cước công dân gắn chíp hoặc điện thoại thông minh có cài đặt ứng dụng VNeID để thực hiện việc quét mã QR khi qua các chốt kiểm soát.
Phòng Cảnh sát quản lý Hành chính về Trật tự xã hội phối hợp với Công an quận Hai Bà Trưng, Công an huyện Đông Anh bố trí 7 điểm quét mã QR tại nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (quận Hai Bà Trưng) và 1 điểm tại thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh) – quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Từ rất sớm, nhiều người dân đã có mặt để làm thủ tục đăng ký vào viếng. Tuy nhiên, theo chương trình tang lễ, đến 17h người dân mới được vào viếng nên nhiều người sau khi làm xong thủ tục đành ngậm ngùi chờ đợi hoặc ra về.
Cùng chồng và hai người hàng xóm bắt xe khách từ huyện An Lão, TP Hải Phòng đến từ 3h sáng, bà Nguyễn Thị Mưu (75 t.uổi) vô cùng xúc động. Bà Mưu cho biết, dù chưa có dịp được gặp trực tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngoài đời nhưng các hoạt động chính trị của người đứng đầu Đảng, Nhà nước luôn được bà quan tâm.
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có tâm, có tầm. Bác đã dành cả cuộc đời mình vì nước, vì dân cho tới phút cuối đời. Nhìn những hình ảnh giản dị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi thêm yêu quý, trân trọng ông. Trước đây, ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vợ chồng tôi cũng từ quê lên Hà Nội chờ viếng. Và hôm nay cũng vậy, dù phải chờ lâu đến mấy, chúng tôi cũng sẽ chờ để được tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối”, bà Mưu chia sẻ.
Ông Đỗ Quang Đăng (84 t.uổi, ở phố Lò Đúc) đi bộ từ nhà đến Nhà tang Lễ quốc gia với mong muốn sớm được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thời trẻ, ông Đăng là Bí thư đoàn ở đơn vị mình công tác. Ông từng có thời gian tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm Tổng Bí thư công tác tại Thành ủy Hà Nội. Qua mỗi lần tiếp xúc, ông Đăng cảm nhận Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một con người tuyệt vời, hết mình vì công việc.
Cũng xem thông tin trên báo đài cho biết, từ 7h sáng, các đoàn sẽ được vào viếng, ông Đỗ Mộng Hùng (93 t.uổi) chống gậy đến lễ viếng, ông bật khóc khi nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cùng 65 t.uổi Đảng, ông mong muốn được thắp nén hương bày tỏ tấm lòng mình cho “người bạn Nguyễn Phú Trọng”. “Tôi t.uổi cao, chân run run rồi, dậy từ sớm để đi đến đây”, ông nói.
Cầm điện thoại nhìn những hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được lưu trong máy, bà Đoàn Thị Ngọc Lan (65 t.uổi, hội cựu chiến binh xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) liên tục lấy tay gạt nước mắt.
Đoàn của bà Lan gồm hơn 10 người từ quê bắt xe lên khu vực Nhà Tang lễ Quốc gia từ ngày hôm qua (24/7). Mọi người thuê trọ nghỉ qua đêm. Đến 4h sáng nay, bà Lan ra đứng trước cổng chờ đợi đến giờ vào viếng.
“Cảm xúc của tôi lúc này rất hồi hộp, xúc động chờ đợi giây phút được viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người lãnh đạo tài bà đã hết lòng vì dân, vì nước.
Lễ viếng TBT tại TP.HCM: dân thức từ 1h sáng, lặn lội từ xa, chia sẻ nghẹn lòng
Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 7 giờ 00 phút nhưng khoảng 5 giờ 30 phút tại khu vực bên ngoài Hội trường Thống Nhất đã có đông người dân, các đoàn viếng từ các tỉnh Lâm Đồng, Kiên Giang, Đồng Nai xếp hàng chờ vào Lễ viếng.
Cô Lê Thị Kim Liên, quê Lâm Đồng đã đón xe khách từ 1 giờ sáng ngày 25/7 đến đến Hội trường Thống Nhất lúc 6 giờ để kịp vào viếng. Mặc dù tại Lâm Đồng có nơi để viếng Tổng Bí thư nhưng cô muốn đến Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) để thể hiện lòng tiếc thương một vị lãnh tụ tài năng, gần gũi với dân. Xúc động nhìn về lá cờ rủ treo ở Hội trường Thống Nhất, bà Liên kể khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, bà đã rất bàng hoàng. Thời điểm đó, bà cùng 60 người có mặt đều bật khóc.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng đến sớm để kiểm tra tình hình trước khi Lễ viếng Tổng Bí thư diễn ra
Bà Liên cho biết mặc dù tỉnh Lâm Đồng cũng có tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng bà vẫn muốn trực tiếp đến Hội trường Thống Nhất, nơi ghi lại lịch sử vẻ vang của dân tộc, cũng là một trong hai nơi tổ chức lễ Quốc tang, để thắp nén hương đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
“Người dân chúng tôi rất yêu mến, kính trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người có công lao lớn trong xây dựng Đảng, xây dựng đất nước vững mạnh, để nhân dân chúng tôi được ấm no, hạnh phúc”, bà Liên xúc động.
Để đảm bảo an ninh trật tự tại Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các lực lượng chức năng đã túc trực, tổ chức điều phối, đảm bảo giao thông thông thoáng từ các ngả đường hướng về Hội trường Thống Nhất. Ngoài ra, các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo và nhà dân cũng treo c.ờ rủ để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Có mặt từ lúc trời chưa sáng ở cổng Hội trường Thống Nhất, ông Huỳnh Văn Ba, một tín đồ thuộc Hội Thánh Cao Đài tỉnh T.iền Giang, theo đoàn Trung ương Ủy ban MTTQ Việt Nam phía Nam đến viếng Tổng Bí thư. Ông Ba cho biết từ ngày nghe tin Tổng Bí thư từ trần, các chức sắc, tín đồ đều thương tiếc, buồn đau.
“Bác Trọng là vị lãnh đạo mà từ khi điều hành đất nước đã rất quan tâm đến các tín đồ tôn giáo, đời sống xã hội nhân dân. Bác làm việc rất tận tâm, tỉ mỉ, tất cả vì đất nước, vì nhân dân. Tôi rất xúc động với lời dặn nên chôn cất bác ở quê nhà vì sợ ảnh hưởng người dân. Đến cuối đời ông ấy còn lo nghĩ cho nhân dân”, ông Ba tâm tình.
Đúng 7 giờ, tại Hội trường Thống Nhất, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã thắp hương kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Viết trong sổ tang, Phó Tổng lãnh sự Pháp tại TP HCM Grégory Robert viết: “Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TP HCM cũng như Đại sứ Pháp tại Việt Nam gửi lời chia buồn và tưởng nhớ đến người công bộc vĩ đại của đất nước Việt Nam. Thông qua những trọng trách đã đảm nhiệm, Ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lãnh đạo Việt Nam đạt được thành tựu phát triển kinh tế – xã hội nổi bật và nỗ lực bảo vệ chủ quyền đất nước. Tổng Lãnh sự quán Pháp cũng hoan nghênh đóng góp của Ngài Tổng Bí thư nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam. Là người gầy dựng quan hệ đối tác chiến lược ký kết giữa hai nước năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn chú trọng củng cố quan hệ đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên ông”.
Về phía các lãnh sự quán, tổng Lãnh sự Mỹ tại TP HCM Susan Burns viết: “Chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia quyến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi đau buồn về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhớ đến những cống hiến của ông trong việc tăng cường mối quan hệ Mỹ và Việt Nam. Tầm nhìn và sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giúp quan hệ hai nước ngày càng gần gũi hơn”.
Tổng Lãnh sự Cộng Hòa Indonesia tại TP HCM, ông Agustaviano Sofjan, viết: “Thay mặt nước Cộng hòa Indonesia, tôi gửi lời chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt Nam và Indonesia bằng trí tuệ, khả năng lãnh đạo và tầm nhìn. Chúng tôi chia sẻ và đoàn kết với toàn thể nhân dân Việt Nam về sự mất mát to lớn trong thời điểm đau buồn này”.
Bài viết liên quan
- Vụ cô gái trẻ 22 tuổi rơi xuống sông Đồng Nai: Người mẹ tiết lộ cuộc điện thoại cuối cùng
- Bà Phương Hằng bật khóc kể khổ ở châu Âu, có thể sẽ không trở về vì 1 lý do
- TOP 5 ca sĩ cát-sê cao nhất Việt Nam, một cái tên gây bất ngờ
- Trước khi ly hôn, con trai ghé vào tai tiết lộ một bí mật, tôi hoang mang đến mất ngủ cả đêm
- Lộ clip Đàm Vĩnh Hưng bị ngã ở nhà tỷ phú Mỹ, nhân chứng sống tuyên bố cứng rắn trước khi ra tòa