Tại kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, căn cứ quy định tại điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015, Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tội Rửa t.iền và Vận chuyển trái phép t.iền tệ qua biên giới.
Theo đó, về hành vi vận chuyển trái phép 106 nghìn tỷ đồng qua biên giới, từ kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ đã thu thập xác định, từ 27/10/2012 đến ngày 07/10/2022 có 21 công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát thực hiện 78 giao dịch chuyển t.iền ra nước ngoài trái quy định của pháp luật với tổng số t.iền 1,5 tỷ USD và nhận t.iền từ nước ngoài chuyển về trái quy định với 152 giao dịch số t.iền hơn 3 tỷ USD.
Cơ quan điều tra Bộ Công an xác định, tổng số t.iền Trương Mỹ Lan và đồng phạm vận chuyển t.iền tệ trái phép qua biên giới là hơn 4,5 tỷ USD (tương đương hơn 106.730 tỷ đồng, chuyển đi hơn 1,5 tỷ USD và nhận về hơn 3 tỷ USD).
Cơ quan điều tra xác định Trương Mỹ Lan là đối tượng chủ mưu, cầm đầu thực hiện hành vi “rửa” hơn 445.747 tỷ đồng và vận chuyển trái phép hơn 4,5 tỷ USD.
Kết luận chỉ rõ, dưới sự chỉ đạo của bà Lan, các đối tượng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã câu kết với các nhân viên Ngân hàng SCB chuyển t.iền quốc tế, thông qua việc lập khống các hóa đơn mua hàng, chuyển nhượng cổ phần, vốn góp, hợp đồng vay t.iền giữa các công ty tại Việt Nam và các công ty ở nước ngoài.
Các hợp đồng này đều là hợp đồng khống để hợp thức việc chuyển t.iền ra nước ngoài và nhận t.iền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam; các pháp nhân chuyển t.iền, nhận t.iền từ các “công ty ma” thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Đáng nói, dù các thủ tục chuyển t.iền ra nước ngoài không đủ điều kiện, thiếu các loại giấy chứng nhận, chứng từ…, nhưng các đối tượng có thẩm quyền vẫn duyệt mở khóa trên hệ thống để hoàn tất việc chuyển t.iền quốc tế.
Theo đó, ngoài Trương Mỹ Lan, các bị can là Trương Khánh Hoàng, cựu quyền Tổng giám đốc SCB; Trần Thị Mỹ Dung, cựu Phó Tổng giám đốc SCB; Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc SCB, Bùi Anh Dũng, cựu Chủ tịch SCB… cũng bị đề nghị truy tố về các tội khác nhau là Rửa t.iền và Vận chuyển trái phép t.iền tệ qua biên giới.
Hiện cơ quan điều tra đã thu giữ hơn 224,3 tỷ đồng; phong tỏa 79 tài khoản của các bị can với số t.iền hơn 92,2 tỷ đồng và 1.653,63 USD. Đồng thời ngăn chặn giao dịch 205 tài khoản thanh toán, sổ tiết kiệm, tài khoản chứng khoán của các bị can, người liên quan, các pháp nhân liên quan với số t.iền hơn 824 tỷ đồng và 261.914,93 USD.
Ngoài ra, kê biên tài sản, ngăn chặn giao dịch đối với cổ phần, phần vốn góp liên quan đến các bị can và các cá nhân liên quan với tổng giá trị quy đổi hơn 12.313 tỷ đồng.
Theo lời khai của bà Trương Mỹ Lan, t.iền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam là t.iền vay, còn t.iền chuyển ra nước ngoài là t.iền trả nợ.
Theo quy định, Cục Phòng chống rửa t.iền thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước có vai trò tiếp nhận thông tin, báo cáo từ các tổ chức theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa t.iền và các thông tin khác nghi ngờ liên quan đến rửa t.iền…
Sau khi tiếp nhận, Cục Phòng chống rửa t.iền có trách nhiệm phân tích, xử lý báo cáo, thông tin nghi ngờ liên quan đến rửa t.iền hoặc tội phạm khác liên quan đến rửa t.iền theo quy định của pháp luật.
Theo kết luận điều tra, từ năm 2012-2022, Ngân hàng SCB đã báo cáo Cục Phòng chống rửa t.iền: 3.160 file báo cáo giao dịch chuyển t.iền điện tử (giao dịch từ 1.000 USD trở lên hoặc bằng t.iền ngoại tệ khác có giá trị tương đương) bằng hình thức điện tử với 313.705 giao dịch chuyển đi, nhận về. Ngoài ra, còn có 151 báo cáo giao dịch đáng ngờ.
Đối với 313.700 giao dịch chuyển t.iền điện tử, căn cứ quy định, cơ sở nhằm xác định giao dịch chuyển t.iền điện tử liên quan đến hoạt động rửa t.iền là các giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân nằm trong “danh sách đen”; là đối tượng bị điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan chức năng của Việt Nam và của quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; nằm trong danh sách cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới…
Kết luận điều tra nêu, trước thời điểm khởi tố vụ án ngày 7/10/2022, có 85 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chuyển t.iền ra nước ngoài và 63 công ty thuộc tập đoàn này nhận t.iền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam đều không thuộc các đối tượng nêu trên.
Do đó, Cục không có cơ sở nhằm xác định trong số hơn 313.700 giao dịch chuyển t.iền điện tử có giao dịch liên quan đến hoạt động rửa t.iền, vận chuyển t.iền của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Với 151 báo cáo giao dịch đáng ngờ mà Ngân hàng SCB gửi lên, không có danh sách các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát chuyển t.iền đi, nhận t.iền về nên Cục Phòng chống rửa t.iền cũng không có cơ sở nhằm phân tích, nghi ngờ.
Một cơ quan chức năng khác là Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) thì lại không có chức năng kiểm tra, thanh tra hoạt động ngoại hối của các cá nhân, tổ chức nói chung cũng như hoạt động chuyển t.iền ra nước ngoài và nhận t.iền về Việt Nam nói riêng.
Vụ Quản lý ngoại hội chỉ thống kê, theo dõi số liệu trên cơ sở số liệu báo cáo tổng hợp của các ngân hàng mà không có số liệu giao dịch cụ thể từng tổ chức hay cá nhân cụ thể. Quá trình theo dõi số liệu tổng hợp do Ngân hàng SCB cung cấp, Vụ Quản lý ngoại hối không có cơ sở phát hiện sự bất thường trong việc chuyển t.iền, nhận t.iền nước ngoài.
Vì thế, cơ quan điều tra cho rằng, không có căn cứ xem xét trách nhiệm của Cục Phòng chống rửa t.iền, Vụ Quản lý ngoại hối trong việc các đối tượng, công ty thuộc Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB làm trái quy định về chuyển t.iền quốc tế.
Bài viết liên quan
- Phó hiệu trưởng bị chém thương tích vì đi nhà nghỉ với vợ người khác
- Đàm Vĩnh Hưng mê kim cương 1000 tỷ bà Phương Hằng, từng ca ngợi đối phương
- Trương Mỹ Lan đổi ý xoành xoạch, xin rồi bán, cái kết cho túi Hermes gây bất ngờ
- Xôn xao câu chuyện bố chồng 34 – con dâu 31 ở Việt Nam, danh tính khiến nhiều người bất ngờ
- Chồng nhất quyết đòi ly hôn khi phát hiện một vật trong túi xách của vợ