Hoang mang điềm báo sóng thần, động đất ở biển Cửa Lò, sự thật đằng sau là gì?

Người dùng mạng xã hội đang vô cùng xôn xao trước bức ảnh chụp lại được khoảnh khắc kỳ lạ trên bầu trời, xuất hiện tại bãi biển Cửa Lò – Nghệ An. Nhiều người cho rằng đây là điềm báo xấu, báo hiệu thiên tai sắp tới.

Mới đây một tài khoản mạng xã hội đã đăng tải bức hình kèm dòng nội dung: Ảnh được chụp ở bãi biển Cửa Lò, Nghệ An, Việt Nam 29.4.2024.Trong bức ảnh, sự chú ý được đổ dồn vào vệt sáng có hình thù lạ, nhìn tựa như chú cá heo, đang lao lên khỏi mặt biển. Bức ảnh lập tức “gây bão” mạng, với chục nghìn lượt thích cùng hàng trăm bình luận.

Hoang mang điềm báo sóng thần, động đất ở biển Cửa Lò, sự thật đằng sau là gì? - Hình 1

Nhiều cư dân mạng tỏ ra thích thú, tò mò trước sự xuất hiện của quầng sáng bí ẩn trên biển Cửa Lò. Có người cho rằng hiện tượng này đem đến điềm báo chẳng lành, báo hiệu động đất, sóng thần, thiên tai bất thường sắp xảy đến. Số khác lại hoài nghi về độ thực hư của bức ảnh, liệu có sự can thiệp của phần mềm photoshop hay không?

Liên quan tới hiện tượng thiên nhiên kỳ bí, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) đã có những chia sẻ trên tờ Thanh Niên. Theo ông Tuấn, vệt sáng trong ảnh có thể do hiện tượng flare hay còn gọi là lóa ống kính. Đây là thuật ngữ thường dùng trong nhiếp ảnh.

Hoang mang điềm báo sóng thần, động đất ở biển Cửa Lò, sự thật đằng sau là gì? - Hình 2

Trong bức ảnh chụp tại biển Cửa Lò, hiện tượng flare đã vô tình tạo thành vệt sáng khiến nhiều người liên tưởng tới hình thù đặc biệt. Hiện tượng trên chỉ là một sự ngẫu nhiên, hoàn toàn có thể được lý giải một cách khoa học, không phải điềm báo xấu nào.

Cùng quan điểm trên, nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân, hiện đang sống và làm việc tại TP.HCM cũng nhận định với tờ báo trên, vệt sáng trong ảnh xuất hiện do hiện tượng flare. Theo anh Nhân, có thể do nước đọng trên camera và bị mặt trời chiếu vào nên tạo ra quầng sáng như vậy. Mọi người có thể làm thí nghiệm bằng cách thử nhỏ một giọt nước vào camera, chụp thẳng vào mặt trời sẽ cho ra bức ảnh tương tự.

Hoang mang điềm báo sóng thần, động đất ở biển Cửa Lò, sự thật đằng sau là gì? - Hình 3

Trước đó, vào ngày 11/3, mạng xã hội cũng xôn xao hiện tượng 2 mặt trời cùng lúc xuất hiện ở hồ Tây (Hà Nội). Hình ảnh ghi lại cho thấy, một mặt trời lớn to tròn và sáng hơn nằm phía trên cùng, ở dưới xuất hiện một mặt trời nhỏ hơn, ẩn dưới những đám mây. Lý giải về điều này, ông Vũ Thế Hoàng, Chủ nhiệm CLB Thiên văn Hà Nội (HAS) nhận định, có 2 trường hợp xảy ra.

Trường hợp 1, việc 2 mặt trời xuất hiện khả năng không phải là hiện tượng thiên nhiên mà do người chụp sử dụng chức năng flare (lóe sáng) máy ảnh. Trường hợp thứ 2 ít xảy ra hơn là do hiện tượng khúc xạ dưới mây. Một lớp mây khuếch đại, khúc xạ ánh sáng tản ra, tạo ra một mặt trời giống hệt ngay ở dưới. Về bức ảnh 2 mặt trời hồ Tây, ông Hoàng cho rằng hiện tượng này khả năng cao là do trường hợp camera của người chụp.

Hiện tượng flare do một nguồn sáng chiếu thẳng vào thấu kính của máy ảnh hoặc điện thoại, còn được gọi là ánh sáng chói của thấu kính, hoặc lóa sáng. Hiện tượng này xảy ra khi ánh sáng bị phân tán một cách lệch lạc không theo quỹ đạo hay nguyên tắc gì khi đi qua ống kính, khiến hình ảnh thu được trên cảm biến kém rõ nét, mờ, thậm chí mất hẳn.

Hoang mang điềm báo sóng thần, động đất ở biển Cửa Lò, sự thật đằng sau là gì? - Hình 4

Một trong những dấu hiệu thiên nhiên liên quan tới động đất đó chính là sự xuất hiện những luồng sáng lạ trên bầu trời. Trong giới khoa học, người ta gọi các luồng sáng ấy là “ánh sáng động đất” (Earthquake light). Các báo cáo khoa học chỉ ra, ánh sáng động đất thường xuất hiện trên bầu trời gần các khu vực có chấn động, núi lửa phun trào và động đất. Về bản chất, đây là các luồng sáng tương tự như cực quang với phổ màu từ trắng tới hơi xanh.

Ánh sáng động đất có thể kéo dài vài giây hoặc thậm chí hàng chục phút tùy theo từng trường hợp. Một số sự kiện ghi nhận sự xuất hiện của thứ ánh sáng này có thể kể tới như trận động đất Kalapana 1975, động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008…

Lý giải vì sao ánh sáng động đất lại xuất hiện trước thảm họa, giáo sư Troy Shinbrot thuộc ĐH Rutgers giải thích: “Khi có động đất, các vết nứt gãy dưới lòng đất giải phóng điện tích vào không khí. Chúng ion hóa các phần từ không khí và hệ quả là gây ra thứ ánh sáng đặc biệt nói trên”.

Hoang mang điềm báo sóng thần, động đất ở biển Cửa Lò, sự thật đằng sau là gì? - Hình 5

Nhật Bản là một trong số những quốc gia hứng chịu nhiều thảm họa thiên nhiên như sóng thần, động đất nhất trên thế giới. Năm 2011, trận động đất mạnh 9 độ Richter đã cướp đi sinh mạng của 16.000 người thuộc quốc gia này.

Đó là lý do mà giới khoa học Nhật Bản không ngừng nghiên cứu nhằm tìm ra những dấu hiệu thiên nhiên cảnh báo trước các thảm họa. Mới đây, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science cho thấy, có vẻ như các chuyên gia xứ hoa anh đào đã tìm ra câu trả lời.

Hoang mang điềm báo sóng thần, động đất ở biển Cửa Lò, sự thật đằng sau là gì? - Hình 6

Theo đó, thiết bị đo rung động dưới lòng đại dương của Nhật Bản đã thu được những âm thanh “gầm gừ’ kì lạ của biển. Qua phân tích, người ta tìm ra âm thanh này liên quan tới hiện tượng động đất “chậm”.

Mời đánh giá

Trả lời