Choáng ngợp với biệt phủ “khủng” của các đại gia Việt: Chi 2 tỷ đồng/tháng thuê người làm, có căn làm từ 4.000 cây dừa

Chiêm ngưỡng những căn biệt phủ này, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi độ chịu chơi của giới nhà giàu Việt.

Chủ của căn biệt phủ rộng 15 hecta này là anh Nguyễn Tấn Sơn (xã Long Hoà, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương), nổi tiếng là người sở hữu vườn lan lớn bậc nhất tại Việt Nam.

Toàn cảnh biệt phủ của đại gia Bình Dương

Để tham quan được hết căn biệt phủ chắc chắn phải dùng đến ô tô. Điều đặc biệt của căn biệt thự không nằm ở kiểu thiết kế miền Tây mà chính là độ rộng lớn và bộ sưu tập đồ gỗ quý giá của chủ nhà. Hầu như gian nhà nào cũng được chủ nhà đặt một bộ bàn ghế gỗ, được chạm khắc tinh xảo từ các loại gỗ quý hiếm như gỗ cẩm, đinh hương,…

Nội thất bên trong đều được làm bằng gỗ quý hiếm

Bên cạnh đó còn có các tượng gỗ được điêu khắc bởi bàn tay của các nghệ nhân vô cùng sang trong trọng và khối sập bằng đá nguyên tấm Lục Yên. Trong khuôn viên sân vườn rộng lớn còn có hồ cá koi, bể bơi cùng nhiều loại bonsai quý hiếm khác.

Đáng nói, căn nhà còn có khu vực trồng lan với quy mô lớn, mỗi tháng chi khoảng 2 tỷ để trả công cho nhân viên trồng và chăm sóc lan.

Đại gia chơi lan ở Bình Dương chi khoảng 2 tỷ/tháng chi phí cho nhân công làm việc lau dọn, chăm sóc vườn lan

Hiện tại, khuôn viên của biệt phủ vẫn đang được xây thêm hầm rượu vang và một số công trình đang thi công khác.

Biệt phủ “độc lạ miền Tây” của đại gia Vĩnh Long làm từ 4.000 cây dừa

Tại xã cù lao An Bình, thuộc xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, “biệt phủ được làm từ dừa” của vị đại gia miền sông nước khiến nhiều vị khách ghé chơi phải choáng ngợp vì sự tinh xảo và ý tưởng độc đáo của chủ nhà.

Căn biệt phủ làm bằng dừa này nổi bật giữa miền sông nước

Ngay từ lối vào, căn nhà trưng bày 3 khối tượng “Phúc – Lộc – Thọ” làm từ gốc rễ dừa. Nguyên gian phòng khách gồm các cột, kèo, vách cũng làm bằng dừa, với mỗi cây cột là một cây dừa.

Cây dừa vốn thân thuộc với cuộc sống người dân miền Tây nhưng lấy gỗ dừa để xây cất nhà được cho là hiếm thấy.

Các đường vân trên từng thớ gỗ rất sang trọng, bắt mắt không thua kém gì các loại gỗ quý. Bên cạnh đó, các đồ vật như tủ thờ, hoành phi, trường kỷ… cho tới các vật dụng khác như bàn ghế, đèn trang trí, tách trà, câu đối… cũng được gọt đẽo tỉ mỉ từ gáo dừa, râu dừa.

Các cột, kèo, cửa… đều từ gỗ dừa. Toàn bộ ngôi nhà được chống đỡ với 36 cột vững chãi.

Tổng thể ngôi nhà dùng tổng cộng 4.000 cây dừa, bao gồm nhà hàng, phòng ngủ. Còn tính riêng khu vực gian nhà chính đang ở là 1.700 cây.

Biệt phủ gỗ trăm tỷ của đại gia xứ Nghệ

Không hề thua kém so với các căn biệt phủ trên, ngôi nhà này được xây dựng hoàn toàn bằng các loại gỗ quý đinh hương, giáng hương, cẩm lai trên diện tích 4.000m2 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Căn nhà có thiết kế hệt như công trình Tử Cấm Thành vô cùng đẹp.

Chủ nhân của biệt phủ này là ông Lê Đình Cường (Nghệ An) – đại gia nổi tiếng về buôn gỗ. Ngôi nhà xây dựng trong 5 năm, bắt đầu từ 2004, chủ yếu được nhập khẩu về để phục vụ cho việc xây dựng. Toàn bộ khuôn viên gồm có 4 nhà, hai chòi và một hầm rượu.

Biệt phủ của đại gia xứ Nghệ được làm toàn bằng gỗ quý như: đinh hương, giáng hương, cẩm lai…

Riêng nhà khách được xây dựng trên 400m2 đất, dài 28m, rộng 14m, nền móng cao 2,8m với 46 cột gỗ có đường kính từ 1,2 – 1,4m. Các nội thất trong nhà đều được chạm trổ tinh xảo và tỉ mỉ. Theo ước tính, căn nhà được xây dựng với giá trị lên đến 100 tỷ đồng vào thời điểm đó.

Toàn bộ khuôn viên gồm có 4 nhà, hai chòi và một hầm rượu.

Toàn bộ công trình được hoàn thiện từ hơn 2.000 m3 các loại gỗ quý như Đinh Hương (Hương Lào), Giáng Hương và Cẩm Lai và 5 loại đá khác nhau, cùng với hệ mái ngói đỏ và dãy tường rào kiên cố cao gần 3m, ngôi nhà khiến nhiều người liên tưởng đến biệt phủ của các vị vua chúa khi xưa.

Biệt phủ của sếp lớn FPT với bộ sưu tập đá quý siêu hiếm

Biệt phủ này gây chú ý với diện tích khoảng 3.000m2, được xây dựng tại Flamingo Đại Lải (Vĩnh Phúc). Đây chính là công trình của ông Bùi Quang Ngọc, phó chủ tịch tập đoàn FPT, điểm đặc sắc có thể kể đến những thiết kế mang đậm phong cách Nhật Bản kết hợp không gian Việt cổ đầy tinh tế.

Ngôi nhà có khuôn viên vườn rộng lớn, vị doanh nhân này trưng rất nhiều loại bonsai đắt tiền và đẹp mắt. Một góc Nhật tọa lạc ngay trong khuôn viên này nữa chính là hồ cá Koi với 100% cá Koi “chuẩn” Nhật.

Ở bất cứ khu vực nào trong biệt thự đều có thể thấy những tác phẩm nghệ thuật được làm từ đá và ngọc do chính tay các nghệ nhân điêu khắc vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ. Căn biệt thự bạc tỷ này còn được biết đến với cái tên Biệt thự Sen, do các họa tiết trang trí trong nhà từ nhỏ đến lớn, cũng như nhiều viên đá ngọc đều tạc thành hình bông hoa sen biểu tượng cho văn hóa Việt Nam ta.

Từ bình hoa, chậu đá, đèn, ghế ngồi, sàn nhà, tranh thêu, bàn ăn… đều có sự hiện diện của hình ảnh bông sen.

Cung điện Thành Thắng, lâu đài nghìn tỷ lớn nhất Đông Nam Á

Tọa lạc tại Ninh Bình, siêu biệt phủ này được thiết kế mang đậm phong cách Châu Âu cổ điển, đi kèm chi tiết nội thất đắt đỏ, với tổng số tiền đầu tư ước tính lên đến hơn 1.000 tỷ đồng.

Công trình này đã và đang nắm giữ rất nhiều kỷ lục không chỉ ở Việt Nam mà còn của Đông Nam Á như nhà ở lớn nhất, cao nhất Đông Nam á với chiều cao của tổng thể bên ngoài bằng một tòa nhà 18 tầng và tổng diện tích mặt sàn là 15.000 m2.

Từ cổng vào cho đến các tòa nhà bên trong đều nguy nga, đồ sộ, với nhiều chi tiết, hoa văn phức tạp. Cửa để vào sảnh chính toàn bộ được làm bằng gỗ gõ đỏ, chạm trổ hoa văn cầu kỳ. Đặc biệt, trần nhà toàn bộ được dát vàng 24K.

Tòa cung điện cũng gây ấn tượng bởi có đến gần 20 phòng ngủ, đều lộng lẫy và xa hoa không khác gì của vua chúa, thậm chí riêng phòng tiếp khách có diện tích rộng tương đương một căn chung cư.

Mời đánh giá

Trả lời