Novak Djokovic là ai? Bí mật về đời tư và sự nghiệp quần vợt

Novak Djokovic là ai mà người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới ngưỡng mộ, hãy cùng Kênh Sao tìm hiểu thêm về tay vợt xuất sắc nhất thế giới này nhé!

Novak Djokovic là ai?

Novak Djokovic là một vận động viên quần vợt hàng đầu thế giới người Serbia, anh hiện là tay vợt nam duy nhất giành được 24 Grand Slam và nắm giữ vô số kỷ lục tenis.

Novak djokovic là ai

Anh hiện đang nắm giữ 69 danh hiệu lớn bao gồm 24 Grand Slam, vô địch nhiều giải Masters nhất với 39 lần và kỷ lục giành nhiều ATP World Tour Final nhất với sáu lần vô địch.

Djokovic lập kỷ lục 390 tuần nắm giữ ngôi vị số 1 thế giới trên bảng xếp hạng ATP trong 12 năm khác nhau và 7 lần kết thúc năm ở vị trí số 1.

Djokovic từng 4 lần vô địch 3/4 giải Grand Slam trong một năm (các năm 2011, 2015, 2021 và 2023) và là tay vợt duy nhất vô địch 4 giải Grand Slam ít nhất ba lần. Anh hiện là tay vợt duy nhất hoàn thành Golden Masters trong sự nghiệp.

Không chỉ giỏi về tennis, Djokovic còn thành thạo nhiều ngôn ngữ, anh nói được tiếng Serbia, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Ý. Djokovic là cây hài trong làng tennis với những trò giả mạo hài hước về những tay vợt đồng nghiệp.

Tiểu sử, đời tư Novak Djokovic

Novak Djokovic sinh ngày bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?

Djokovic sinh ngày 22 tháng 5 năm 1987, hiện đã 36 tuổi

Novak Djokovic quê ở đâu, người nước nào?

Novak Djokovic là người Serbia gốc Croatia, anh quê ở Beograd là thủ đô và thành phố lớn nhất nước. Serbia là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực đông nam châu Âu và là trung tâm của vùng Ban-căng.

Novak Djokovic có cha mẹ là Srđan và Dijana. Hai em trai của anh là Marko và Djordje, cũng là những tay vợt chơi tennis chuyên nghiệp.

Vợ Novak Djokovic là ai?

Vợ Novak Djokovic có tên Jelena Ristić, cô là một doanh nhân người Serbia và là một nhà từ thiện tích cực. Jelena Jelena Ristić sinh ngày 17 tháng 6 năm 1986, hơn chồng 1 tuổi.

vợ djokovic là ai

Djokovic gặp Jelena Ristić ở trường trung học, và bắt đầu hẹn hò với cô vào năm 2005. Sau nhiều năm hẹn hò, tháng 9 năm 2013 họ đã tổ chức lễ đính hôn.

Vào ngày 10 tháng 7 năm 2014 tại Sveti Stefan ở Montenegro cặp đôi đã kết hôn. 2 ngày sau, ngày 12 tháng 7 năm 2014 Djokovic và Jelena cử hành lễ hôn phối tại Nhà thờ Saint Stephen thuộc về Tu viện Praskvica.

Novak Djokovic và vợ con

Djokovic và Jelena hiện đã có 2 con, 1 trai và 1 gái. Con trai Djokovic tên Stefan sinh năm 2015 còn cô con gái Tara sinh năm 2017.

Djokovic theo đạo gì?

Djokovic là một Kitô hữu Chính thống, Novak Djokovic không ngần ngại kêu tên Đức Kitô ngay khi họp báo, hay mang chuỗi vòng cổ có tượng thánh giá.

“Đấy là danh hiệu quan trọng nhất đời tôi, bởi lẽ, trước khi là một vận động viên, tôi là một Kitô hữu Chính thống”, anh đã chia sẻ như thế vào tháng 4 năm 2011, khi nhận Huy hiệu thánh Sava, Đệ nhất đẳng từ tay của Đức Irênê, Thượng phụ giáo chủ Giáo hội Chính thống giáo Serbia.

Huy hiệu là sự ghi nhận, cách đặc biệt những đóng góp tài chánh của anh, cho việc trùng tu những công trình tôn giáo tại Serbia, quê nhà của anh.

Sự nghiệp quần vợt của Novak Djokovic

Khi mới 4 tuổi, Djokovic đã bắt đầu chơi tennis. Vào mùa hè năm 1993, Djokovic lúc đó mới sáu tuổi, khi chứng kiến Djokovic chơi tennis tay vợt nữ người Nam Tư Jelena Genčić đã phát hiện tài năng thiên bẩm của Djokovic, cô tuyên bố: “Đây là tài năng lớn nhất tôi từng thấy kể từ thời Monica Seles “.

novak djokovic khi còn nhỏ

Genčić đã trở thành thầy dạy tennis cho Djokovic trong sáu năm và cô nhận ra rằng Djokovic cần ra nước ngoài để phát triển sự nghiệp. Sau đó Genčić liên lạc với Nikola Pilić để chuyển cậu bé đến học viện quần vợt Pilić ở Oberschleißheim, Đức và tập luyện ở đó bốn năm.

Năm 14 tuổi, Djokovic bắt đầu sự nghiệp quần vượt ở sân chơi quốc tế khi giành chức vô địch châu Âu ở nội dung đơn, đôi và thi đấu đồng đội.

Năm 2006: Danh hiệu ATP đầu tiên trong sự nghiệp ở Miami

Đầu năm 2006, Djokovic lúc đó 19 tuổi đã tham gia Cúp Hopman nội dung đôi được tổ chức ở Perth, Australia với đồng đội là Ana Ivanovic và để thua ở trận chung kết.

Sau đó anh tiếp tục cuộc bứt phá khi liên tục thăng hạng. Djokovic khởi đầu năm 2006 tại vị trí thứ 78 nhưng sau đó lọt top 40 nhờ vào đến tứ kết Roland Garros và vòng 4 Wimbledon.

Chỉ 3 tuần sau Wimbledon, anh giành danh hiệu đầu tiên của mình tại Amersfoot mà không để thua một set nào vào lọt top 20 lần đầu tiên trong sự nghiệp.

Tại giải Indian Wells tổ chức tại Ấn Độ, Djokovic đã đánh bại Andy Murray ở bán kết nhưng để thua Rafael Nadal trong trận chung kết và giành vị trí á quân.

Sau đó tại giải Masters 1000 ở Miami, Florida. Djokovic tiếp tục đánh bại Andy Murray ở bán kết và đòi nợ thành công Nadal trong chận chung kết để giành chức vô địch ATP đầu tiên trong sự nghiệp và vào top 10 tay vợt hàng đầu.

Sau đó, anh tham dự giải Monte Carlo Mở Rộng và để thua David Ferrer tại vòng 3. Tại giải Estoril, Djokovic đánh bại tay vợt người Pháp tên Richard Gasquet ở chung kết.

Năm 2007: Vào chung kết Grand Slam đầu tiên

Djokovic khởi đầu năm 2007 bằng việc đánh bại tay vợt người Úc Chris Guccione trong trận chung kết ở Adelaide, trước khi thua nhà vô địch Roger Federer ở vòng 4 Giải Úc mở rộng.

Djokovic sau đó lọt vào tứ kết cả Giải Ý mở rộng ở Rome và để thua Nadal. Sau đó anh tham gia Hamburg Masters và bị loại bởi Carlos Moyá.

Tại Roland Garros ở Pháp – một trong 4 giải Grand Slam của năm, Djokovic lọt vào bán kết nhưng để thua nhà vô địch cuối cùng là Nadal.

Tại Wimbledon ở Anh, Djokovic đã tiến vào bán kết để chạm trán với Nadal nhưng phải bỏ cuộc giữa chừng vì vấn đề khuỷu tay ở set thứ ba, sau khi thắng set đầu tiên và thua set thứ hai.

Tại giải Canadian Open ở Montreal, Djokovic giành chức vô địch khi đánh bại tay vợt số 3 thế giới Andy Roddick ở tứ kết, tay vợt số 2 Nadal ở bán kết và tay vợt số 1 Federer ở chung kết.

Sau đó tại US Open – Giải Grand Slam cuối cùng của năm được tổ chức trên đất Mỹ, anh lọt vào trận chung kết và có khởi đầu khá thuận lợi với 5 set point trong set đầu và 2 set point trong set thứ hai nhưng cuối cùng lại để thua nhà vô địch Federer.

Năm 2007 khép lại với Djokovic khi anh giành danh hiệu thứ năm tại BA-CA TennisTrophy ở Vienna kết thúc năm ở vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng ATP.

Năm 2008: Giành Grand Slam đầu tiên tại Úc mở rộng

Tại Australian Open giải Grand Slam đầu tiên trong năm, Djokovic đã lọt vào trận chung kết mà không thua set nào, trong đó có chiến thắng trước đương kim vô địch Federer trong trận bán kết. Tại trận chung kết, Djokovic đánh bại tay vợt người Pháp Jo-Wilfried Tsonga để giành danh hiệu Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp. Châm dứt sự thống trị của Federer hay Nadal kể từ năm 2005 đến nay.

Tại Indian Wells Masters, Djokovic giành danh hiệu Master thứ 3 trong sự nghiệp khi đánh bại Mardy Fish trong trận chung kết

Tại giải Ý mở rộng tổ chức ở RomeDjokovic tiếp tục giành danh hiệu Master thứ 4 trong sự nghiệp khi đánh bại Wawrinka trong trận chung kết

Tại Pháp mở rộng, Djokovic được xếp hạng giống số 3 nhưng thua Nadal ở bán kết trong 3 set. Djokovic bước vào giải Wimbledon với hạt giống thứ ba nhưng để thua Safin ở vòng hai

Tại Cincinnati Masters, Djokovic đã đánh bại Nadal ở bán kết để tiến vào trận chung kết nhưng sau đó để thua Murray.

Năm 2008, tại Olympic Bắc Kinh, Djokovic giành thắng lợi trước James Blake để đoạt huy chương đồng đơn nam sau khi để thua Nadal ở bán kết.

Sau Thế vận hội, Djokovic bước vào US Open với tư cách hạt giống số ba. Djokovic đánh bại Roddick ở tứ kết nhưng thua Federer ở bán kết sau 4 set.

Năm 2009, Djokovic tham gia 10 trận chung kết giành được năm danh hiệu nhưng không giành thêm được Grand Slam nào và kết thúc năm với vị trí thứ 3 thế giới.

Năm 2010, cùng Federer và Nadal, Djokovicđ ược người hâm mộ và giới bình luận gọi là “Big Three”. Cũng trong năm 2010 anh vào chung kết Mỹ mở rộng và để thua Nadal trong trận chung kết.

Năm 2011: Giành 3 Grand Slam và vươn lên số 1 thế giới

Mùa giải tennis 2011 chứng kiến sự bùng nổ của Djokovic khi anh vượt qua cặp Federer và Nadal để vươn lên số 1 thế giới, phá vỡ sự thống trị của cặp đôi này suốt 10 năm.

Ngoài 3 chức vô địch Grand Slam (Úc Mở rộng, Wimbledon và Mỹ Mở rộng), Djokovic còn đoạt thêm 7 danh hiệu đơn khác.Thành tích này giúp Djokovic vượt qua siêu sao bóng đá Lionel Messi (Argentina) để đoạt giải thưởng vận động viên nước ngoài xuất sắc nhất năm 2011 của BBC.

Djokovic bắt đầu mùa giải 2011 bằng một phong độ ấn tượng khi đánh bại Roger Federer và Andy Murray để đăng quang ở Úc mở rộng.

Tại Wimbledon Djokovic đánh bại Nadal ở chung kết Wimbledon để lần đầu tiên leo lên vị trí số 1 thế giới.

Tại Mỹ mở rộng, Djokovic tiếp tục đánh bại Nadal trong trận chung kết. Kết thúc năm 2011, tay vợt Sẹrbia ẵm trọn các giải thưởng dành cho tay vợt xuất sắc nhất của năm từ ATP và ITF.

Năm 2012: Lần thứ 3 vô địch Úc mở rộng, vô địch ATP World tour Final

Tại giải Grand Slam đầu tiên trong năm ở Úc mở rộng. Djokovic xuất sắc vượt qua Murray ở bán kết để tiến vào chung kết gặp Rafael Nadal. Trong trận chung kết, một lần nữa Djokovic đánh bại Nadal để dành chức vô địch Úc mở rộng thứ 3 và là Grand Slam thứ 5 trong sự nghiệp. Đây là trận chung kết kéo dài nhất trong lịch sử các kì Grand Slam.

Tại giải Pháp mở rộng, Djokovic vào đến trận chung kết và để thua Rafael Nadal với tỉ số các set lần lượt là 4-6,3-6,6-2,5-7.

Bước vào Wimbledon, anh được xếp hạng hạt giống số 1 nhưng để thua Roger Federer tại bán kết.

Tại giải Grand Slam cuối cùng trong năm diễn ra tại Mỹ, Djokovic vào chung kết trước khi để thua Andy Murray sau 5 set đấu.

Sau đó anh giành được chức vô địch ATP World tour Final sau khi đánh bại Roger Federer ở trận chung kết và kết thúc năm ở vị trí số 1.

Năm 2013: Giành Grand Slam thứ 6, kỷ lục 3 lần liên tiếp vô địch Úc mở rộng

Ở giải Grand Slam đầu tiên trong năm, Djokovic chiến thắng Andy Murray trong trận chung kết để nâng cao chiếc cúp vô địch lần thứ 3 liên tiếp tại Australian Open. Đây là danh hiệu Grand Slam thứ sáu của anh trong sự nghiệp.

Bước vào Roland Garros, anh lần lượt vượt qua nhiều đối thủ mạnh để tiến vào bán kết gặp Rafael Nadal nhưng chịu gác vượt sau 5 set đấu vô cùng kịch tính.

Djokovic hướng đến giải Grand Slam thứ 3 trong năm tại Wimbledon, anh tiến chung kết trước khi để thua tay vợt chủ nhà Andy Murray.

Đến giải Grand Slam cuối cùng trong năm là US open, Djokovic tiếp tục tiến vào chung kết gặp đối thủ là tay vợt người Tây Ban Nha Rafael Nadal và một lần nữa nhận thất bại và đánh mất vị trí số 1 vào tay Rafael Nadal.

Sau đó anh giành chức vô địch ATP World Tour Final sau khi đánh bại Rafael Nadal tại chung kết và kết thúc năm 2013 ở vị trí số 2 thế giới.

Năm 2014: Vô địch Wimbledon lần thứ 2, trở lại vị trí số 1 thế giới

Tại Úc mở rộng với tư cách là đương kim vô địch nhưng Djokovic bị loại ở tứ kết bởi Stan Wawrinka người sau đó đã lên ngôi vô địch

Tại Roland Garros, Djokovic gặp lại Nadal ở chung kết, mặc dù đã dẫn trước đối thủ trong set 1 lại để thua 3 set còn lại và tuột mất chức vô địch Grand Slam duy nhất còn thiếu trong sự nghiệp.

Tại Wimbledon anh đã đoạt chức vô địch sau khi thắng Federer trong trận chung kết và chiếm lại vị trí số 1 của Nadal trên bảng xếp hạng ATP.

Đến giải Grand Slam cuối cùng là Mỹ mở rộng anh bị loại bất ngờ ở bán kết bởi tay vợt châu Á Nhật Bản là Kei Nishikori

ATP World Tour Finals giải đấu danh giá dành cho 8 tay vợt xuất sắc nhất năm, trong trận chung kết Djokovic vô địch mà không phải thi đấu do Federer bỏ cuộc vì chấn thương.

Năm 2015: Giành thêm 3 Grand Slam, thống trị tennis thế giới

Australian open 2015, Djokovic đi đến trận chung kết và chiến thắng trước Andy Murray để nâng cao chiếc cúp tại Úc lần thứ 5.

Djokovic bước vào Roland Garros với tư cách là hạt giống số 1. Tại trận tứ kết Djokovic biến Nadal thành cựu vương sau 6 lần trước toàn thua trước đó. Đến trận bán kết anh tiếp tục loại Andy Murray để tiến vào chơi chung kết gặp Wanwrinka nhưng sau đó thua 1-3.

Đến Wimbledon, Djokovic thi đấu rất thành công vào đến chung kết và giành thắng lợi trước Roger Federer để giành Grand Slam thứ 9 trong sự nghiệp và thứ 3 tại Wimbledon.

Tại giải Grand Slam cuối cùng trên đất Mỹ, anh đã đoạt chức vô địch Mỹ mở rộng lần thứ 2 sau khi thắng Federer trong trận chung kết với tỷ số 3-1đoạt Grand Slam thứ 10 trong sự nghiệp

Kết thúc năm 2015, Djokovic xếp vị trí số 1 và tiếp tục vô địch ATP World Tour Finals dành cho 8 tay vợt xuất sắc nhất năm khi hạ Roger Federer trong trận chung kết

Năm 2016: Vô địch Grand Slam đầu tiên trên sân đất nện

Tại Grand Slam đầu tiên trong năm. Djokovic vào chung kết và giành chiến thắng trước tay vợt Vương quốc Anh Andy Murray để lần thứ sáu vô địch giải này và là Grand Slam thứ 11 trong sự nghiệp

Tại giải quần vợt Pháp mở rộng, Djokovic lần đầu tiên nâng cao chức vô địch sau khi thắng Murray trong trận chung kết sau 3 lần thất bại trước đó.

Sau đó Djokovic thi đấu không thành công tại Wimbledon khi bị loại ở vòng 3 bởi Sam Querrey. Tới US Open với chấn thương cổ tay, Djokovic vẫn vào đến chung kết và để thua Stan Wawrinka.

Năm 2018: Trở lại ngoạn mục sau chấn thường và giành thêm 2 Grand Slam

Tại Australian Open 2018, anh bị loại ngay từ vòng 4, sau đó thực hiện phẫu thuật khuỷu tay. Sau đó 2 tháng anh trở lại thi đấu và lọt vào tứ kết giải Pháp mở rộng trước khi thua Marco Cecchinato.

Bước vào Wimbledon với tư cách hạt giống số 12, Djokovic đánh bại Nadal trong trận bán kết trước khi đánh bại Kevin Anderson trong trận chung kết để giành Wimbledon thứ tư và danh hiệu Grand Slam thứ 13

Bước vào US Open, anh xếp hạt giống số 6 nhưng tiến thằng vào chung kết đánh bại Juan Martín del Potro để giành danh hiệu US Open thứ ba và Grand Slam thứ 14

2019: Giành giải Úc mở rộng lần thứ 7 và Wimbledon thứ 5

Djokovic bước vào Úc Mở rộng với tư cách hạt giống hàng đầu. Anh đã lọt vào chung kết, sau đó đánh bại Rafael Nadal để giành danh hiệu Grand Slam thứ 15 của mình và lập kỷ lục vô địch Úc mở rộng lần thứ 7

Ở Pháp mở rộng sau đó, lọt vào bán kết mà không thua một set nào trước khi để thua Dominic Thiem trong trận đấu kéo dài bốn giờ, bị gián đoạn bởi mưa nhiều lần

Wimbledon 2019, anh tiến vào chung kết và có trận đấu kinh điển trước Roger Federer và giành chiến thắng sau 4 giờ 57 phút để giành được danh hiệu Grand Slam thứ 16.

Tại Mỹ Mở rộng 2019, Djokovic đã không thể bảo vệ thành công danh hiệu khi dừng bước trước Stan Wawrinka ở vòng bốn, sau khi bị dẫn trước hai set và phải bỏ cuộc chấn thương.

2020: Vô địch Úc mở rộng lần thứ 8, giành Grand Slam thứ 17

Khởi đầu năm 2020, Djokovic cùng đội tuyển Serbia tham dự ATP Cup tại Úc. Ở trận chung kết gặpTây Ban Nha, Djokovic đã thắng đại kình địch Nadal và cùng Viktor Troicki thắng luôn trận đôi quyết định để giúp Serbia đăng quang ở kỳ ATP Cup đầu tiên trong lịch sử.

Tiếp đó, anh tham dự Úc mở rộng và bảo vệ thành công chức vô địch sau khi thắng tay vợt người Áo Dominic Thiem trong trận chung kết. Đây là lần thứ tám anh đăng quang tại Australian Open, đồng thời là danh hiệu Grand Slam thứ 17 và trở lại vị trí số 1 thế giới

Ở vòng 4 US Open, Djokovic đã bị loại sau khi vô tình đánh vào họng một trọng tài trong trận đấu với Pablo Carreño Busta

2021: Giành thêm 3 Grand Slam và cán mốc 20 Grand Slam

Tại Australian Open, Djokovic tiếp tục giành được danh hiệu Grand Slam thứ 18 và vô địch Australian Open lần thứ 9 sau khi giành chiến thắng trước Daniil Medvedev trong trận chung kết

Tại giải Pháp mở rộng, Djokovic tiến vào trận chung kết sau khi loại Nadal ở bán kết. Djokovic tiếp tục đánh bại tay vợt người Hy Lạp Stefanos Tsitsipas trong trận chung kết sau 5 set để giành được danh hiệu Grand Slam thứ 19.

Đến Wimbledon 2021,tay vợt người Serbia dễ dàng vượt qua tất cả các đối thủ để tiếng thẳng vào trận chung kết gặp đối thủ người Ý là Matteo Berrettini. Mặc dù để thua đối thủ 6-7 trong set 1, nhưng Nole thắng liền 3 set sau đó để lên ngôi vô địch. Với 20 Grand Slam, Novak Djokovic đã san bằng với Rafael Nadal và Roger Federer về số danh hiệu Grand Slam.

2022: Bị cấm thi đấu ở Úc, đoạt danh hiệu Wimbledon, đoạt Masters thứ 38 và vô địch ATP Final lần thứ 6

Đến Úc với tư cách là đương kim vô địch Úc mở rộng nhưng Djokovic đã không được thi đấu do chưa tiêm Vacine theo quy định.

Djokovic bước vào Pháp mở rộng với tư cách đương kim vô địch nhưng đã để thua Rafael Nadal ở trận tứ kết và không thể bảo vệ thành công danh hiệu Pháp mở rộng của mình.

Tại Wimbledon 2022, Djokovic lọt vào chung kết Grand Slam thứ 32, anh tiếp tục đánh bại Nick Kyrgios trong trận chung kết để giành chiếc cúp Wimbledon thứ tư liên tiếp. Chức vô địch này đã giúp anh giành được tổng cộng 21 danh hiệu Grand Slam, hơn Federer một danh hiệu và kém Nadal một danh hiệu.

Tại US Open, Djokovic rút lui khỏi giải đấu vào ngày 25 tháng 8 vì chính phủ Hoa Kỳ không cho phép những công dân không phải Hoa Kỳ chưa được tiêm chủng vào nước này.

Tại ATP Finals, mặc dù chỉ được xếp hạt giống số 7 nhưng Djokovic đã giành chiến thắng trước các đối thủ mạnh để vào chung kết ATP Finals lần thứ tám. Anh tiếp tục đánh bại Casper Ruud để giành danh hiệu ATP Finals thứ sáu.

2023: Giành thêm 3 Grand Slam, cán mốc kỷ lục 24 Grand Slam

Năm 2023 là một năm đại thành công của Djokovic khi anh giành tới 3/4 Grand Slam của năm. Trở thành tay vợt nam sở hữu nhiều Grand Slam nhất lịch sử.

Tại Úc mở rộng, Djokovic chỉ thua một set trên đường tới trận chung kết, nơi anh đánh bại Stefanos Tsitsipas để giành danh hiệu Úc mở rộng lần thứ 10, san bằng kỷ lục 22 danh hiệu GS của Nadal.

Ở Pháp mở rộng, Djokovic đánh bại tay vợt số 1 thế giới Carlos Alcaraz trong trận bán kết, sau đó tiếp tục đánh bại Casper Ruud trong trận chung kết để giành Grand Slam thứ 23 và trở thành tay vợt đầu tiên vô địch mỗi giải Grand Slam ít nhất 3 lần.

Novak Djokovic vô địch pháp mở rộng

Tại Wimbledon 2023, anh lần lượt vượt qua các đối thủ mạnh để lọt vào trận chung kết Wimbledon thứ 5 liên tiếp. Sau đó để thua Alcaraz trong trận chung kết kéo dài 5 set.

Tại US Open 2023, Djokovic tiếp tục thể hiện phong độ đáng kinh ngạc khi đánh bại Medvedev ở trận chung kết chỉ sau 3 set, qua đó giành chức vô địch thứ tư tại Mỹ Mở rộng và gia tăng kỷ lục Grand Slam lên con số 24, hơn Rafael Nadal hai danh hiệu. Với phong độ như hiện tại, Djokovic có thể lập kỷ lục mới, dù năm nay tay vợt người Serbia đã 36 tuổi.

Đây là lần thứ 4, Djokovic vô địch 3/4 Grand Slam trong một năm, ba lần trước vào các năm 2011, 2015 và 2021. Chức vô địch US Open 2023 giúp Djokovic kéo dài số tuần giữ vị trí số 1 thế giới lên con số 390, một kỷ lục khó có thể bị xô đổ.

Thành tích nổi bật và những kỷ lục của Novak Djokovic

Cho đến thời điểm hiện tại, Djokovic là tay vượt nắm giữ nhiều kỷ lục nhất trong làng quần vượt thế giới

Nole xây chắc vị trí số một trong lịch sử quần vợt đơn nam, bỏ xa hai đại kình địch là Nadal và Federer. Djokovic đã có 69 danh hiệu lớn (bao gồm 24 Grand Slam, 6 ATP Finals và 39 ATP Master 1000). Trong khi đó, Nadal mới chỉ có 59 danh hiệu, còn số danh hiệu này của Federer là 54.

Anh hiện sở hữu 24 Grand Slam 10 lần vô địch Australian Open (2008, 2011, 2012, 2013, 2015, 2016, 2019, 2020, 2021, 2023), 3 lần đăng quang ở Roland Garros (2016, 2021, 2023), 7 lần lên ngôi ở Wimbledon (2011, 2014, 2015, 2018, 2019, 2021, 2022) cùng 4 chức vô địch US Open (2011, 2015, 2018, 2023).

Novak Djokovic hiện là tay vợt nắm giữ nhiều chức vô địch ATP Final nhất với 6 lần. Anh cũng là người nắm giữ nhiều chức vô địch ATP Master 1000 nhất với 39 lần, hơn Nadal 3 lần.

Novak Djokovic nắm giữ kỷ lục nhiều tuần giữ vị trí số 1 thế giới nhất với 390 tuần. Anh cũng là người có số lần vào chung kết Grand Slam nhiều nhất với 35 lần.

Novak Djokovic và hoạt động từ thiện

Năm 2007, Djokovic chính thức thành lập Quỹ Novak Djokovic với sứ mệnh giúp trẻ em từ các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn lớn lên và phát triển, quỹ này đã hợp tác với Ngân hàng Thế giới để thúc đẩy giáo dục mầm non ở Serbia.nh đến tháng 4 năm 2022, quỹ này đã xây đượng 51 ngôi trường, hỗ trợ hơn 20.800 trẻ em và hơn một nghìn gia đình.

novak-djokovic-lam-tu-thien

Djokovic thường xuyên tham gia các trận đấu để gây quỹ từ thiện cũng như hỗ trợ các nạn nhân của trận động đất và lũ lụt.

Bắt đầu từ năm 2007, anh đã thiết lập truyền thống tổ chức và giao lưu với hàng trăm trẻ em người Serbia ở Kosovo trong các trận đấu ở Davis Cup được tổ chức tại Serbia. Djokovic được chọn là Nhà nhân đạo của năm 2012 vì những đóng góp của anh thông qua quỹ, vai trò đại sứ quốc gia UNICEF và các dự án từ thiện khác.Tháng 8 năm 2015, anh được bổ nhiệm làm Đại sứ thiện chí của UNICEF.

Trong trận lũ lụt ở Balkan năm 2014, Djokovic đã thu hút sự hỗ trợ tài chính và truyền thông trên toàn thế giới cho các nạn nhân ở Bosnia và Herzegovina, Croatia và Serbia. Sau khi vô địch Rome Masters 2014, Djokovic đã quyên góp số tiền thưởng của mình cho các nạn nhân lũ lụt ở Serbia, trong khi quỹ của anh quyên góp được thêm 600.000 USD. Sau chiến thắng tại Úc mở rộng 2016, Djokovic đã quyên góp 20.000 USD cho chương trình giáo dục mầm non của Melbourne City Mission để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.Sau khi đại dịch COVID-19 lan sang Serbia vào tháng 3 năm 2020, anh và vợ tuyên bố sẽ quyên góp 1 triệu euro để mua máy thở và thiết bị y tế để hỗ trợ các bệnh viện và các cơ sở y tế khác. Anh cũng quyên góp cho Bergamo, Ý‚ một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Ý, cũng như Novi Pazar, Serbia và North Mitrovica, Serbia.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời