Chiều 11/9, Sở Y tế Thanh Hóa ghi nhận một trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore tại huyện Quảng Xương trong năm nay. Đến hiện tại, sau 2 tuần điều trị bệnh nhân đã không qua khỏi.
Đại diện Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thông tin n.ữ s.inh qua đời hôm 17/9 sau hơn 2 tuần điều trị trong tình trạng suy đa tạng, phải lọc m.áu nhiều lần. Theo đ.ánh giá ban đầu, bệnh nhi bị viêm phổi nặng, suy gan, suy thận; có bệnh lý kèm theo là tiểu đường và béo phì.
Vào cuối tháng 8, bệnh nhân xuất hiện đau họng, ho, sốt cao, uống nhiều nước, sụt cân (giảm 7 kg trong vòng 10 ngày) nhưng gia đình tự mua thuốc điều trị tại nhà. Đến ngày 1/9, tình trạng không tiến triển, em được người thân đưa đến kiểm tra tại một phòng khám trên địa bàn xã Tiên Trang, lấy thuốc theo đơn chữa bệnh tại nhà. Ba ngày sau, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng suy tuần hoàn hô hấp, mạch nhanh, tụt huyết áp, tím tái, hôn mê, nguy kịch.
Bệnh viện làm xét nghiệm cấy m.áu, kết quả cho thấy n.ữ s.inh nhiễm vi khuẩn Brukholderia pseudomallei, gây bệnh Whitmore. Em được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, lọc m.áu, dùng kháng sinh, điều chỉnh đường huyết song sức khỏe không cải thiện. Ngoài mắc vi khuẩn trên, n.ữ s.inh còn bị tiểu đường và béo phì.
Trước đó, truyền thông đưa tin nữ bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Brukholderia pseudomallei, sinh năm 2008, ở xã Tiên Trang, đang theo học trung học phổ thông ở huyện Quảng Xương.
Sau khi nhận được thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa về ca bệnh, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Quảng Xương đã trực tiếp chỉ đạo cán bộ Khoa Kiểm soát bệnh tật-HIV/AIDS điều tra và xác minh thông tin.
Qua điều tra ban đầu, một tháng qua bệnh nhân ở cùng bố mẹ và anh trai tại xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, không đi khỏi địa phương.
Gia đình bệnh nhân ở khu nhà khép kín, không chăn nuôi, không làm nông nghiệp, sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu từ giếng khoan.
Thời điểm bấy giờ không rõ tiền sử bệnh nhân có tiếp xúc với đất, nước, bụi, xác động vật c.hết, đồ ăn bị nhiễm vi khuẩn Whitmore; trên cơ thể bệnh nhân chưa phát hiện các vết trầy xước trên da.
Từ ngày 22 đến 30/8, bệnh nhân có biểu hiện đau họng, ho, sốt cao, uống nhiều nước, sụt cân (7kg/10 ngày), bệnh nhân tự mua thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ.
Ngày 1/9, gia đình đưa bệnh nhân đến Phòng khám An Phúc, ở xã Tiên Trang khám và lấy thuốc theo đơn về điều trị, nhưng bệnh vẫn không đỡ và bệnh diễn biến ngày càng nặng với biểu hiện mệt mỏi, sốt cao, ăn uống kém…
Khoảng 14 giờ ngày 2/9, bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện 71 Trung ương ở phường Quảng Tâm, thành phố Thanh Hóa khám và điều trị với lý do sốt nóng từng cơn, nhiệt độ dao động 39-40 độ C, người mệt mỏi.
Tại đây, bệnh nhân được làm các xét nghiệm cơ bản có chỉ số đường huyết cao, đi tiểu tiện không tự chủ, co giật toàn thân 2 cơn, mỗi cơn kéo dài 5-10 phút.
Sau 2 ngày điều trị không khỏi, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa với tình trạng hôn mê, gọi hỏi không đáp ứng, thở oxy, đường thở tăng tiết đờm, ra m.áu chân răng, thở nấc, đồng tử 2 bên 3mm, nhịp tim không đều, nhanh, có nhịp ngoại tâm thu, phổi thông khí 2 bên giảm…
Các xét nghiệm bạch cầu, hồng cầu, định lượng Pro-calcitonin m.áu đều tăng cao; xét nghiệm cấy m.áu kết quả có vi khuẩn gây bệnh Brukholderia pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore).
Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương đã tổ chức điều tra, phân tích về dịch tễ trường hợp mắc bệnh Whitmore, phân tích nguy cơ và các biện pháp phòng chống bệnh Whitmore; giám sát các trường hợp liên quan, vệ sinh môi trường khu vực xung quanh nhà bệnh nhân.
Whitmore (còn gọi bệnh Melioidosis) là bệnh nh.iễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra. Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể t.ử v.ong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt ở người có bệnh nền như tiểu đường, gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch…
Để phòng bệnh, chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh. Nếu có vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn, nên làm sạch hoàn toàn.
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore.
Bài viết liên quan
- Quỳnh Trần JP khóc nghẹn báo tin có thai lần 2, chồng Nhật tỏ thái độ lạ
- Mẹ chồng vụ Nam Thư livestream tố chính thất cài người hại, bằng chứng cắt ghép
- Vừa đi làm về, tôi chết lặng khi thấy vợ ngồi trên đùi người đàn ông lạ
- Tiếng xả nước trong phòng tắm lúc nửa đêm tiết lộ sự thật về người vợ ngoan hiền
- Ngày tái hôn, vợ cũ không mời mà tới, thấy thứ rơi ra từ túi xách cô ấy tôi sợ hãi quỳ xuống